Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Lẩu cua đồng là món ăn ngon đậm đà hương vị nông thôn bắc bộ. Cách nấu món lẩu cua đồng làm sao để vừa thơm, vừa ngậy, màu sắc đẹp mắt là cả một vấn đề không dễ. Hương Giang xin chia sẻ với các bạn nấu món lẩu riêu cua ngon hơn ngoài tiệm luôn.






Nguyên liệu:
- Cua đồng giã nhuyễn: 1/2kg; Cà chua: 4 trái; Sả: 4 cây; Đậu hũ chiên vàng: 12 miếng; Bún: 600g; Rau mồng tơi; Rau nhút, rau muống; Bông bí, cần nước; Ớt sừng, hành tím băm
- Muối, đường; Mắm tôm, dầu ăn; Giấm gạo; Bột ngọt; Hạt nêm.
Cách làm:
1. Sơ chế
- Cua hòa với 2 lít nước, lọc lấy thịt, bỏ vỏ. Nêm vào nước lọc cua 2m hạt nêm, 3m bột ngọt.
- Cà chua 3 trái cắt múi cau, trái còn lại băm nhỏ. Sả đập dập. Ớt cắt lát.
- Các loại rau rửa sạch, xếp ra dĩa.
2. Thực hiện
- Nấu nước cua với lửa vừa, khi bắt đầu sôi thì bớt lửa để váng cua nổi lên trên, kết thành mảng, vớt thịt cua ra.
- Phi thơm hành tím, cho cà chua cắt múi vào xào sơ, trút ra, tiếp tục cho cà chua băm vào xào, nêm ít đường rồi trút cà chua băm vào nồi nước dùng, nêm 1/2m muối, 3M giấm gạo, 3m đường, cuối cùng cho đậu hũ và cà chua vào nấu sôi lại thì tắt bếp.



3. Cách dùng
- Múc nước dùng ra nồi lẩu, cho thịt cua lên trên, khi ăn cho thêm rau và dùng chung với bún, có thể thêm mắm tôm nếu thích.



Với món lẩu cua đồngchúng ta có thể ăn chung với bún là thích hợp nhất. Chúc các bạn thành công!

Lẩu cháo cua đồng ăn mát, bổ dưỡng mà lại giúp hạ đường huyết.
Tự bao đời nay, các món ăn làm từ con cua đồng đã gắn liền với những thứ rất dân dã đồng quê. Với con cua đồng, người dân có thể chế biến nhiều món ăn ngon như: cua đồng rang me, cua đồng chiên giòn… Thú vị hơn, thịt cua đồng có thể dùng đế nấu món bún riêu hoặc nấu canh rau… Ngày nay, cách thức dùng thịt cua đồng nấu lẩu kết hợp nhúng với nhiều loại rau xanh đã tạo cho món lẩu cháo cua đồng nét khác biệt riêng, tuy lạ lẫm nhưng rất gần gủi và đây đã trở thành món ăn khá thú vị.
Món lẩu cháo cua đồng vừa có hương vị đặc sắc lại vừa nhiều chất bổ dưỡng.
Để có được một nồi lẩu cháo thơm ngon, người đầu bếp phải cất công từ khâu chọn cua đến khâu chế biến. Cua đồng phải còn sống, được rửa sạch, bóc vỏ yếm, gỡ mai nạo lấy gạch trong cua để riêng, còn lại cho vào cối giã nát, sau đó lọc lại, cho ít muối, hạt nêm, tiêu. Sau đó, cho hỗn hợp cua vào nồi, đặt lên bếp để lửa vừa rồi chờ đến khi sôi và tiến hành vớt váng cua nổi trên mặt nước.


Thịt cua tạo thành từng mảng rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Đặc biệt, gạo dùng để nấu cháo phải được rang hơi ửng vàng để khi nấu hạt cháo có mùi vị thơm thơm. Cháo nấu lẩu cua đồng phải thật loãng, ngập nước dùng để còn nhúng rau. Khi cháo chín mới đưa vào nồi lẩu cua đồng có nấm rơm, hẹ, hành tím, tiêu, ngò, hành lá và nêm mắm muối cho vừa ăn. Gạch cua cũng xào riêng cho dậy thơm và cho vào lẩu.


Đĩa rau xanh miệt vườn góp phần tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn.
Món ăn sẽ thêm phần hấp dẫn nếu bạn kết hợp với nhiều loại rau đồng quê: rau má, rau ngót, rau mồng tơi và mướp hương... Và một chút gừng xắt sợi kèm theo, cùng nước chấm mắm ngon cũng sẽ làm bạn ấm bụng hơn với món lẩu này. Tuy nhiên, nếu muốn cho nồi lẩu cháo được ngọt và đậm đà hơn nữa bạn có thể cho hột vịt lộn vào nồi lẩu. Món ăn này không cần dùng kèm theo cơm, bún hay mì.

Nước lẩu thơm ngọt đậm đà hương vị con cua nơi đồng quê, cùng đĩa rau xanh và mướp hương, khi ăn tới đâu nhúng tới đó, thực khách cũng đủ thấy khoái vị. Chính cái hương vị đặc sắc, mùi thơm ngon ngọt của cua, cùng với những loại rau dân giã nơi sông nước miền Tây đã làm nên món lẩu cháo cua đồng quyến luyến rất nhiều thực khách mỗi khi có dịp thưởng thức.